SSCD – Mô hình chăn nuôi Dê và Hươu Sao tại Bắc Giang

Đổi mới là chìa khóa để người nông dân có thể phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương của mình. SSCD đã và đang cố gắng thúc đẩy nông dân suy nghĩ theo một hướng đổi mới, bền vững đối với các hoạt động phát triển kinh tế của họ và đầu tư vào các loại cây trồng và vật nuôi mới để mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

Anh Đoàn là một tấm gương tiêu biểu về tư duy đổi mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Vợ anh là giáo viên nên công việc rất bận rộn, anh Đoàn phải ở nhà chăm sóc hai con nhỏ. Anh cần một cách để tăng thu nhập cho gia đình trong khi vẫn có đủ thời gian để chăm sóc con cái. Sau khi tìm kiếm và thử nghiệm, kết hợp với việc thăm quan thực tế một số mô hình chăn nuôi, anh đã quan tâm đến việc chăn nuôi Hươu Sao. Để thực hiện mô hình, anh có những khó khăn ban đầu như vốn đầu tư và kiến thức kỹ năng trong chăn nuôi và chăm sóc.

Anh Đoàn đã lập một bản kế hoạch kinh doanh và trình bày với SSCD sau khi tham dự các khóa đào tạo của chúng tôi. Chúng tôi thấy rằng anh có những tư duy rất đổi mới nên đã quyết định hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh này như một mô hình mẫu cho những người khác noi theo. Chúng tôi đang làm việc với anh ấy sâu hơn về kế hoạch tiếp thị và phát triển các sản phẩm bổ sung từ cả hươu và chim trĩ.

 

Một mô hình nông nghiệp tiên tiến khác mà SSCD đang triển khai hỗ trợ là chăn nuôi dê. Hai trang trại dê của anh Thụ và anh Thịnh được SSCD hỗ trợ hoàn thiện mô hình kinh doanh, định hướng thị trường và kỹ thuật chăm sóc. Chúng tôi đã cho họ vay một số vốn ban đầu để họ đầu tư phát triển các mô hình này. Hai mô hình cũng có ý tưởng thành lập một nhóm, hợp tác xã chăn nuôi dê để có cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn, đảm bảo giá tốt nhất cho sản phẩm của mình. Ngoài các sản phẩm từ dê, họ còn kinh doanh dịch vụ ăn uống, nấu nướng, phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn.

 

Bên cạnh việc đào tạo, tư vấn các mô hình này, SSCD thường xuyên cử các chuyên gia tư vấn chuyên môn về chăn nuôi đến thăm quan và hỗ trợ tư vấn tại các hộ gia đình. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến dịch bệnh và kỹ thuật chăm sóc vật nuôi.

Những mô hình này có tiềm năng nhân rộng để những nông dân khác trong khu vực có thể hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn mà các gia đình này đã tích lũy được. Và khi họ phát triển các sản phẩm khác, cơ hội mở rộng là rất khả quan và mang tính bền vững cao.